Kiến trúc Kinh thành Huế

Họa đồ Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chíHọa đồ việt hóa Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chíHọa đồ việt hóa Kinh thành Huế (với hướng Bắc nằm bên trên) trong Đại Nam nhất thống chíMột đoạn thành Huế và Kỳ Đài

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).

Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch[3]. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính [3] gồm:

  • Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
  • Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
  • Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
  • Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
  • Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
  • Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy QuanTây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh thành Huế http://whc.unesco.org/en/list http://whc.unesco.org/en/list/678 http://whc.unesco.org/en/list/?search=&search_by_c... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://diaoconline.vn/web/chuyende/phongthuy/2008/... http://vns.hnue.edu.vn/WItemdetail.aspx?CatID=31&S... http://www.hueworldheritage.org.vn/quanthe/Tucamth... http://www.hueworldheritage.org.vn/quanthe/hoangth... http://www.hueworldheritage.org.vn/quanthe/kinhtha... https://web.archive.org/web/20050121215658/http://...